HỘI ĐỒNG HỌ LÊ TỈNH NGHỆ AN

 

1. Lịch sử hình thành

Họ Lê là một trong những dòng họ được coi là thủy tổ của người Việt, xuất hiện ở nước ta từ thuở khai thiên lập địa đến nay, hiện là một trong 3 dòng họ: Nguyễn – Lê - Trần có cư dân đông nhất Việt Nam.
 
Trong lịch sử một ngàn năm phong kiến Việt Nam, dòng họ Lê đã lập ra hai triều đại Tiền Lê và Hậu Lê kéo dài 385 năm, gắn liền với công lao to lớn của hai  Anh hùng dân tộc Lê Hoàn và Lê Lợi. Đến thời đại Hồ Chí Minh, dòng họ Lê có nhiều nhà hoạt động Cách mạng xuất sắc góp phần to lớn vào công cuộc bảo vệ và dựng xây Tổ quốc.
 
Tổ chức dòng tộc họ Lê ở Việt Nam hình thành khá sớm. 
Từ năm 1930, ở Bắc Kỳ đã có “Bắc Kỳ Lê tộc Hội” do cụ Lê Đình Lục làm Hội trưởng, cụ Lê Thăng làm Tổng Thư ký, trụ sở đặt tại số nhà 12 Gia Ngư, Hà Nội. Hội đã xây cất được nhà thờ đức Lê Thái Tổ tại làng Phương Mỹ, tỉnh Hà Đông. Đến năm 1948 Hội đổi tên thành “Bắc Việt Lê tộc hội” do cụ Lê Văn Tư làm Hội trưởng, cụ Lê Thăng làm Tổng Thư ký. 
 
Ở Trung bộ, năm 1936 thành lập “Lê Tộc Hội” tại Quảng Nam – Đà Nẵng.
Ở Nam bộ, năm 1970 thành lập “Lê Tộc Ái hữu Tương tế Hội” do cụ Lê Quý Đáp làm Hội trưởng, cụ Lê Văn Trường làm Tổng Thư ký, trụ sở đặt tại 137 đường Công Lý, Sài Gòn.
Năm 1960 tại Hà Nội có “Ban liên lạc Họ Lê Miền Bắc”.
Đến năm 1995, lần đầu tiên “Ban liên lạc họ Lê Việt Nam” đại diện cho bà con họ Lê cả nước được thành lập. Cụ Lê Xuân Đồng (nguyên Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng) được tiến cử làm Trưởng ban, bà Lê Thị Diệu Muội  (nguyên Thứ trưởng Bộ Công thương) và các ông Lê Văn Ánh (nguyên Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng), Lê Bình (nguyên Phó Tổng biên tập Báo Nhân Dân),  Lê Duy Mật, Lê Huy Yên làm Phó Trưởng Ban.
 
Ngày 6 tháng 5 năm 2006, tại Hội trường tòa soạn báo Nhân Dân 71 Hàng Trống, ngay bên đường Lê Thái Tổ, Hà Nội, Ban liên lạc họ Lê Việt Nam tổ chức cuộc gặp mặt của trên 200 đại biểu họ Lê toàn quốc lần thứ nhất. Tại cuộc gặp mặt này đã cử ra 5 vị Thường trực Ban liên lạc họ Lê Việt Nam gồm: Ông Lê Văn Ánh làm Trưởng ban, các ông Lê Văn Nguyện, Lê Văn Tam, Lê Bình, Lê Xuân Mẫn làm Phó Trưởng ban.
 
 Ngày 29/9/2007, vào dịp Lễ Giỗ lần thứ 574 của vua Lê Thái Tổ, tại cuộc gặp mặt của trên 500 bà con Họ Lê toàn quốc ở Thanh Hóa đã quyết định đổi tên Ban liên lạc họ Lê Việt Nam thành Hội đồng Họ Lê Việt Nam, Anh hùng Lao động Lê Văn Tam được tiến cử làm Chủ tịch Hội đồng. Đến năm 2018, trên cả nước đã có 34/63 tỉnh thành có Hội đồng Họ Lê cùng Hội khuyến học, Câu lạc bộ Doanh nhân và Ban Phả tộc Họ Lê hoạt động.
 
Hội đồng họ Lê Việt Nam là tổ chức tự nguyện, đại diện cho cộng đồng người Việt Nam mang họ Lê hoặc mang họ khác nhưng có nguồn gốc họ Lê ở trong và ngoài nước, hoạt động vì mục tiêu đoàn kết, phát huy truyền thống tốt đẹp của dòng họ, cùng nhân dân cả nước xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
 
Từ khi mang tên Hội đồng họ Lê Việt Nam đến nay, việc tri ân tiên tổ, khuyến học, khuyến tài, giúp nhau khắc phục thiên tai, liên kết phát triển kinh tế được đẩy mạnh; việc trùng tu, tôn tạo đền đài, miếu mạo, lăng mộ các chi tộc, phục dựng các lễ hội được Hội đồng họ Lê các cấp và bà con họ Lê cả nước quan tâm. Nỗi bật nhất là việc Hội đồng họ Lê Việt Nam đã khởi xướng rồi cùng với Nhà nước và bà con trăm họ di rước và hoàn táng Thi hài vua Lê Dụ Tông, vị vua thứ 21 của triều Hậu Lê, từ Hà Nội về an nghỉ tại quê nhà.

2. Tổ chức bộ máy Hội đồng Họ Lê

2.1. Hội đồng Họ Lê tổ chức ở 4 cấp

- Hội đồng Họ Lê Việt Nam
- Hội đồng Họ Lê các Tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương
- Hội đồng Họ Lê các Quận, Huyện, Thị xã, Thành phố trực thuộc tỉnh

2.2. Hội đồng Họ Lê Thành phố Vinh

2.2. Cơ cấu tổ chức Hội đồng Họ Lê Tp.Vinh

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Truyền thống dòng họ Lê

CLB Doanh nghiệp, Doanh nhân họ Lê Tp.Vinh